I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Góp phần thực hiện thành công Đề án số 08/ĐA-UBND, ngày 08/7/2021 của Ủy ban nhân dân huyện về Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nói chung và Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số xã A Roàng nói riêng. Nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa cơ sở; phối hợp hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS&MN để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng; đảm bảo mối quan hệ hài hòa, giữa bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
Thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật và hướng dẫn của các Sở, ban, ngành liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Triển khai thực thực hiện Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống phải đúng nguyên bản, phù hợp với thuần phong mỹ tục của các dân tộc, tạo nét văn hóa đặc trưng riêng biệt hấp dẫn du khách thập phương.
Cuối năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch để rút ra bài học kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những hạn chế và đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
II. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Về Văn hóa vật thể
- Phối hợp xây dựng Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới.
- Phối hợp với cấp trên thiết kế, lắp đặt, sắp xếp, bố trí, trưng bày hiện vật Văn hóa, pa nô, tranh, ảnh, tư liệu lịch sử Văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số xã A Roàng theo từng chủ đề cụ thể: Lễ hội, nghề truyền thống, Văn hóa sinh hoạt thường ngày, trang phục…
- Phối hợp với cấp trên xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận xếp hạng di tích đối với các điểm di tích chưa được xếp hạng.
2) Về Văn hóa phi vật thể
- Phối hợp với cấp trên biên tập, biên soạn, dịch thuật và in ấn thành sách bằng song ngữ Tà Ôi - Việt và các nội dung, ý nghĩa, quy trình tổ chức các lễ hội truyền thống tiêu biểu; Nghiên cứu, sưu tầm sự tích các dòng họ của đồng bào các dân tộc thiểu số xã A Roàng.
- Chỉ đạo các thôn tổ chức Lễ hội A Da lồng ghép Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 và tổ chức theo định kỳ truyền thống.
- Tổ chức tái hiện Lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc A Roàng.
- Phối hợp, tham gia học lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ, đan lát, điêu khắc, dệt Dèng truyền thống...
- Phối hợp, tham gia giới thiệu các lễ hội truyền thống, dân ca, dân nhạc, dân vũ của các dân tộc thiểu số lồng ghép vào buổi sinh hoạt ngoại khóa ở các cấp học. Phối hợp, tham gia phổ biến rộng rãi 20 ca khúc hát về Đảng, Bác Hồ và quê hương A Lưới bằng tiếng dân tộc tại các thôn, cụm dân cư, cơ quan, trường học.
- Tuyên truyền, vận động người dân mặc trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình vào các ngày Lễ, Tết, Cưới, Hỏi, các sự kiện quan trọng của quê hương đất nước; Cán bộ, Công chức, Viên chức, Người lao động và học sinh ở các cấp học mặc trang phục truyền thống vào các ngày thứ 2 và thứ 6 hàng tuần.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, đoàn viên thanh niên tìm hiểu về bản sắc văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn xã.
3) Về Văn hóa ẩm thực
- Bảo tồn và phát huy các món ăn, thức uống truyền thống trong các bữa ăn hàng ngày, các dịp Lễ, Tết, Cưới, Hỏi, các nhà hàng và khách du lịch.
- Đưa các món ăn truyền thống, đặc sản của A Roàng vào các Nhà hàng, điểm hoạt động du lịch với quy trình chế biến, trình bày độc đáo, hấp dẫn thu hút du khách.
4. Về việc Cưới, việc tang
- Tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tổ chức lễ cưới trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình. Không thách cưới, không tảo hôn và không hôn nhân cận huyết thống.
- Tổ chức tang lễ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn về môi trường, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm...; tổ chức việc tang không kéo dài quá 48 giờ kể từ khi khâm liệm đến khi tổ chức lễ an táng; duy trì tổ chức sui mạ cuối năm để biết ơn tổ tiên.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách Nhà nước.
2. Nguồn xã hội hóa.
3. Các nguồn hợp pháp khác.