Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Chung nhan Tin Nhiem Mang

KẾ HOẠCH Chuyển đổi số trong các hoạt động của cơ quan nhà nước xã A Roàng năm 2023
Ngày cập nhật 10/02/2023
I. Tình hình và kết quả thực hiện 
1. Hoạt động công tác Chuyển đổi số
1.1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện
          Thực hiện Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 13/12/2021 của UBND huyện A Lưới về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số huyện A Lưới năm 2022. UBND xã A Roàng đã chỉ đạo công chức phụ trách công nghệ thông tin phối hợp các ngành liên quan tiến hành tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác Chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và ứng dụng các dịch vụ đô thị thông minh; ban hành Kế hoạch 80/KH-UBND ngày 31/12/2021 về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số xã A Roàng năm 2022.
Hàng năm, địa phương đều xây dựng và ban hành Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, Chính quyền số; đồng thời, tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, địa phương biết để nâng cao nhận thức cũng như nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền số gắn với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn.
1.2. Công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính quyền số
 a) Hiện trang hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực 
* Hạ tầng kỹ thuật:
Tỷ lệ máy vi tính được kết nối mạng WAN là 100%, kết nối mạng LAN nội bộ là 100%, tỷ lệ; triển khai xây dựng và thực hiện Kế hoạch chuyển đổi IPv6 của tỉnh tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn xã.
Xã đã bố trí phòng họp trực tuyến với các trang thiết bị đã được đầu tư như: màn hình tivi, thiết bị camera và một số thiết bị phụ trợ khác.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã đã được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính; đã triển khai áp dụng đối với các thủ tục hành chính đã được công bố dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên công dịch vụ công của tỉnh.
Đối với hạ tầng phục vụ công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin: địa phương đã bố trí máy vi tính để lưu trữ, soạn thảo các văn bản mật; 100% máy vi tính có cài đặt các phần mềm diệt virus BKAV Endpoint được Sở Thông tin và Truyền thông triển khai.
Hiện trạng nguồn nhân lực: Hiện nay, số lượng cán bộ, công chức của UBND xã đã được qua đào tạo, tập huấn cơ bản về ứng dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh và các phần mềm chuyên ngành phục vụ trong công tác thực thi công vụ. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo của UBND xã áp dụng đầy đủ các phần mềm dùng chung của tỉnh phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ đạt 100%.
b) Công tác Chuyển đổi số trong hoạt động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã
Hệ thống cơ sở vật chất gồm: Máy in, máy scan, máy photocoppy, máy vi tính được bố trí tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã cơ bản đảm bảo phục vụ được việc giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức.
UBND xã A Roàng đã phối hợp với Bưu điện đã triển khai áp dụng dịch vụ Bưu chính công ích cho thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.
Công tác số hóa hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã cơ bản đảm bảo. Từ ngày 01/01/2022 đến 14/12/2022. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã đã thực hiện tiếp nhận 3.049 hồ sơ và đã thực hiện số hóa 3.049 hồ sơ, đạt 100% hồ sơ tiếp nhận vào tại TTHCC huyện được số hóa. 
Công tác triển khai hướng dẫn cho công dân, tổ chức thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng tại điểm tra cứu thông tin đã được một số địa phương thực hiện khá nghiêm túc; Kết quả có 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng khi đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã A Roàng.  
c) Ứng dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh trong công tác chỉ đạo và thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã
Địa phương đã tổ chức triển khai ứng dụng nghiêm túc các phần mềm dùng chung của tỉnh và các phần mềm chuyên ngành khác trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ.
Hiện nay, đã có 100% cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp chữ ký số. Tỷ lệ các văn bản phát hành qua mạng sử dụng chữ ký số đạt gần 100%.
d) Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin 
Đã quan tâm cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, đạo tạo về CNTT do huyện và các ngành cấp tỉnh tổ chức. 
Cơ quan đã có văn bản bố trí, phân công cán bộ, công chức phụ trách về CNTT. Tuy nhiên, cán bộ phụ trách về CNTT là kiêm nhiệm, chuyên môn về CNTT vẫn còn hạn chế.
e) Các hoạt động trong kinh tế số và xã hội số
UBND xã A Roàng đã chỉ đạo công chức phụ trách về CNTT phối hợp các ngành liên quan đưa thông tin số hóa sản phẩm du lịch trên địa bàn xã; chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã A Roàng phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Đã thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng. Đến nay, trên địa bàn xã có 07 tổ/07 thôn, đạt tỷ lệ 100%.
Đã tổ chức chỉ đạo, quán triệt đến 100% cán bộ, công chức trong các cơ quan tiến cài đặt và sử dụng ứng dụng Hue-S; ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, ứng dụng bảo hiểm xã hội “VssID”, ứng dụng định danh điện tử VneID,...
3. Tồn tại, hạn chế
Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến ở đơn vị còn thấp. Tỷ lệ phát sinh hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả thông qua dịch vụ Bưu chính công ích chưa đạt yêu cầu đề ra.
Công tác tuyên truyền về chương trình Chuyển đổi số vẫn chưa được quan tâm, đại đa số bộ phận cán bộ, công chức vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về công tác Chuyển đối số, xây dựng Chính quyền số.
Một số cán bộ, công chức vẫn chưa tập trung tìm hiểu, khai thác hết các chức năng của các phần mềm dùng chung dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao.
Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mặc dù có những chuyển biến tích cức. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lây nhiễm virus tại một số máy ở đơn vị. Việc thực hiện cơ chế sao lưu dữ liệu vẫn chưa được chú trọng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức chưa được thường xuyên.
Địa phương chưa quan tâm đến công tác xây dựng số hóa dữ liệu chuyên ngành, lĩnh vực lên nền tảng Chuyển đổi số của tỉnh.
II. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023
1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính quyền số bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, góp phần phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Chính quyền số
- 100% các giải pháp nâng cao nhận thức số theo kế hoạch được triển khai.
- 100% các văn bản đảm bảo thể chế số được ban hành.
- 100% mạng, máy tính trong cơ quan nhà nước được triển khai tuân thủ theo quy định của tỉnh.
- Tối thiểu 1 tháng có 1 bản tin truyền thông về chuyển đổi số.
- 100% Cán bộ, công chức sử dụng hạ tầng điện toán đám mây của tỉnh.
- 100 % Cán bộ, công chức được tham gia các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng số do tỉnh, huyện tổ chức.
- Cơ quan vận hành các nền tảng số phục vụ xây dựng chính quyền số theo định hướng của tỉnh.
- 40% hồ sơ trực tuyến phát sinh.
- 100% xử lý thủ tục trực tuyến được thực hiện trên môi trường mạng.
- 10% trong tổng số các cuộc họp trong năm được triển khai dưới hình thức trực tuyến.
- 100% người dân trên địa bàn có sử dụng điện thoại thông minh được cài đặt Hue-S.
- 50% người dân trên địa bàn có sử dụng điện thoại thông minh đã cài đặt Hue-S được kích hoạt tài khoản thanh toán số.
2.2. Xã hội số
- 40% người dân trên địa bàn từ 15 tuổi trở lên có sử dụng điện thoại thông minh.
- 50% hộ gia đình trên địa bàn có kết nối internet băng thông rộng.
- 40% hộ gia đình trên địa bàn có sử dụng điện thoại thông minh.
- 100% Thôn có thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng và được tập huấn nghiệp vụ.
- 05% người dân trên địa bàn được hỗ trợ hướng dẫn tiếp cận nền tảng đào tạo trực tuyến Quốc gia nâng cao nhân thức và kỹ năng số.
- 40% người dân trên địa bàn có cài đặt Hue-S.
- 50% người dân trên địa bàn được hỗ trợ tạo lập tài khoản định danh điện tử.
- 20% người dân trên địa bàn được kích hoạt tài khoản thanh toán số (thiểu là ví điện tử trên Hue-S).
2.3. Kinh tế số
- 10% doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn có triển khai hình thức chấp nhận thanh toán trực tuyến bằng QR (Tối thiểu là hình thức thành toán bằng QR Hue-S).
- 10% doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn có cung cấp dịch vụ, hàng hóa lên sàn thương mại điện tử (Tối thiểu là các sàn Chợ số, Voso, Postmart).
- 30% người dân trên địa bàn có sử dụng hình thức thanh toán điện tử hoặc mua hàng trực tuyến.
2.4. An toàn thông tin
- 100% máy tính trong cơ quan được cài đặt giải pháp phòng, chống virus tập trung của tỉnh (Bkav Endpoint hoặc Viettel Enpoint).
- 100 % các hệ thống thông tin được đánh giá cấp độ an toàn thông tin và triển khai theo giải pháp dùng chung của tỉnh.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Nhận thức số
1.1. Ngày Chuyển đổi số
Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và tình hình thực tế của xã để tham mưu ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 tại xã bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương.
1.2. Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về Chuyển đổi số
- Công chức phụ trách về CNTT chủ trì, phối hợp cùng các ban ngành, đơn vị liên quan chủ động tìm kiếm những sáng kiến, cách làm, mô hình điển hình về Chuyển đổi số của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân ở chính trên địa bàn để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình Chuyển đổi số của các cơ quan, địa phương; chủ động thí điểm triển khai sáng kiến mới tại cơ quan, địa phương nhất là các sáng kiến liên quan đến dữ liệu số.
1.3. Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo
- Tuyên truyền để cán bộ và nhân dân tham gia vào kênh truyền thông Chuyển đổi số quốc gia, kênh truyền thông Chuyển đổi số của tỉnh thông qua quét mã QR hoặc Zalo để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về Chuyển đổi số phục vụ công tác.
- Sử dụng hiệu quả kênh truyền thông Zalo(OA) của UBND xã phục vụ công tác và truyền thông trên địa bàn xã.
2. Thể chế số
- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện và ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành theo quy định nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Chuyển đổi số trên địa bàn xã.
3. Hạ tầng số
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng dùng chung: Nâng cấp các trang thiết bị công nghệ mới, nâng cấp các thiết bị CNTT cho cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn xã để phục vụ xử lý công việc hàng ngày và phục vụ người dân được tốt hơn.
- Nâng cấp hạ tầng Mạng LAN và WAN, đảm bảo đường truyền tốc độ cao tại các cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp tiếp nhận và triển khai hệ thống giải pháp Dữ liệu lớn (Big Data) của tỉnh để phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp, phân tích và hỗ trợ công cụ dự báo quản lý trên nền tảng dữ liệu lớn.
4. Dữ liệu số
- Phối hợp tiếp nhận và triển khai kế hoạch hành động phát triển dữ liệu và phát triển nhân lực để duy trì, quản lý dữ liệu trong các lĩnh vực trọng điểm: Nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, lao động, công nghiệp và thương mại, xây dựng, văn hóa, thể thao và du lịch... bảo đảm dữ liệu được tạo lập tuân thủ theo định dạng máy đọc được, sẵn sàng khả năng chia sẻ, khai thác, sử dụng một cách dễ dàng.
- Phối hợp thực hiện kết nối chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp và người dân để duy trì và phát triển dữ liệu tạo thành Kho dữ liệu lớn của tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo huyện.
5. Nhân lực số
Đăng ký các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức.
6. An toàn thông tin
- Phối hợp với Sở thông tin và Truyền thông  tiếp túc triển khai phần mềm diệt virus tập trung (BKAV Endpoint hoặc Viettel Endpoint), xây dựng nền tảng và hệ thống quy chuẩn đảm bảo an toàn thông tin phục vụ Chuyển đổi số đến năm 2030 của xã theo định hướng chung của huyện.
- Tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng do Sở Thông tin và Truyền thông triển khai.
7. Chính quyền số
- Tiếp tục triển khai tập huấn đồng bộ liên thông phần mềm dùng chung của tỉnh: phần mềm quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử công vụ, chữ ký số,… để gửi nhận văn bản trên môi trường mạng đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
- Rà soát dịch vụ công của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của vận dụng các tiện ích đã được triển khai vào thực tiễn như: Dịch vụ bưu chính công ích, hồ sơ điện tử, chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt, xác thực danh tính… để áp dụng vào thủ tục hành chính đảm bảo đủ điều kiện công bố mức độ 3,4.
- Phối hợp triển khai hoàn thiện nền tảng dùng chung trong việc chỉ đạo, điều hành của UBND xã.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tiếp nhận và triển khai sử dụng các nền tảng số.
8. Kinh tế số
- Triển khai, thực hiện các chủ trương, định hướng của huyện về phát triển kinh tế số, Chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Thúc đẩy hoạt động kinh doanh số, thương mại điện tử. Khuyến khích sử dụng các công nghệ nền tảng mới trong các doanh nghiệp.
- Phối hợp triển khai hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng của các doanh nghiệp. Phối hợp xây dựng doanh nghiệp mẫu về Chuyển đổi số để làm các mô hình mẫu cho các doanh nghiệp học hỏi và nhân rộng.
- Triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện Chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội. Trước hết, giúp người dân biết cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến; biết mua, bán các sản phẩm, dịch vụ qua mạng; biết thanh toán không dùng tiền mặt; biết sử dụng các dịch vụ số thiết yếu phục vụ cuộc sống (y tế, giáo dục, liên lạc, đi lại, du lịch, đọc sách, giải trí, …).
9. Xã hội số
- Thực hiện các chủ trương, định hướng của huyện về phát triển xã hội số và Chuyển đổi số cho người dân. Tuyên truyền, phổ biến về Chuyển đổi số và xã hội số trên các phương tiện thông tin.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ, phối hợp với các doanh nghiệp Viễn thông - Công nghệ thông tin cung cấp, triển khai các sản phẩm, dịch vụ số phục vụ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân; xây dựng, phát triển hạ tầng số, cung cấp dịch vụ số đảm bảo chất lượng.
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 8