Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Chung nhan Tin Nhiem Mang

tăng cường chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại lúa từ nay đến cuối vụ Hè thu năm 2022
Ngày cập nhật 29/07/2022

Căn cứ Công văn số 69/NN-Tr ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Phòng NN&PTNT huyện A Lưới về việc tăng cường chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại lúa từ nay đến cuối vụ Hè thu 2022;

Theo dự báo Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2022, có khả năng chịu ảnh hưởng của dải áp thấp có trục qua Trung Bộ, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, chiều tối và đêm có mưa rào tạo điều kiện nóng ẩm thuận lợi cho một số đối tượng sinh vật gây hại gia tăng trên đồng ruộng nếu không tích cực chủ động kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ.

Để quản lý, phòng trừ các đối tượng gây hại kịp thời hiệu quả giai đoạn lúa trổ-chín. UBND xã A Roàng đề nghị các thôn tăng cường chỉ đạo bà con thực hiện một số công việc như sau:

 

1. Chỉ đạo bà con thường xuyên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng phát triển cây lúa, tăng cường kiểm tra, đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại, báo cáo kịp thời cho UBND xã (Công chức Nông nghiệp xã) để được hướng dẫn phòng trừ kịp thời trên diện hẹp, tránh chủ quan để các đối tượng sinh vật phát sinh gây hại nặng làm ảnh hưởng đến năng suất.

2. Tập trung chỉ đạo phòng trừ một số sinh vật gây hại chính:

- Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Dự kiến sâu nở từ ngày 27/7-3/8/2022; điều tra, theo dõi sâu cuốn lá nhỏ nở, đánh giá mật độ, diện phân bố, khoanh vùng để chỉ đạo phun trừ nơi có mật độ cao (>20 con/m2), khi sâu tuổi 1-3 bằng các loại thuốc Virtako 1.5GR, Map Winner 5WG, Chlorferan 240SC, Verismo 240SC, ...

- Đối với rầy nâu, bọ phấn (rầy phấn trắng): Tăng cường kiểm tra đồng ruộng để chỉ đạo phun trừ những nơi có mật độ cao (đối với rầy nâu  >1.500 con/m2, đối với bọ phấn >3.000 con/m2) bằng các loại thuốc Acnipyram 50WP, Nitensuper 500WP, Chess 50WG, Cheestar 500WG, Starcheck 755WG, ... Sau phun 2-3 ngày kiểm tra đồng ruộng nếu thấy rầy tiếp tục nở, xu hướng rầy phát triển gia tăng chỉ đạo phun lần 2 để chống tái nhiễm.

          - Đối với nhện gié: vệ sinh bờ dường để hạn chế nơi cư trú của nhện, kiểm tra kỹ và phát hiện sớm nhện gây hại trên gân lá, bẹ lá để chỉ đạo phun trừ nơi có tỷ lệ hại > 5% bằng các loại thuốc Nissorun 5EC, Nilmite 550SC, Sulox 80 WP, Aba-navi 40EC, …

- Đối với bệnh lem lép hạt: Điều tiết nước hợp lý, đảm bảo đủ nước tưới dưỡng cho lúa để hạn chế hạt lép lững; phun phòng bệnh lem lép hạt khi lúa trổ vè thưa (3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 5-7 ngày), lựa chọn các loại thuốc có tác dụng phòng bệnh lem lép hạt và trừ bệnh khô vằn, vàng lá, thối bẹ lá đòng,... như Amistar Top 325SC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, ... để hạn chế bệnh phát tán lây lan trên diện rộng.

- Đối với bệnh khô vằn: vệ sinh bờ dường kết hợp phun trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc như Validacin 5L, Amistartop 325SC, Mixperfect 525SC, … chú ý phun kỹ vào ổ nấm bệnh để hạn chế lây lan.

          - Đối với chuột: Giai đoạn cây lúa đang làm đòng-trổ nên cây lúa có vị ngọt, tập tính chuột mài răng nên thích cắn phá do đó giai đoạn này ưu tiên sử dụng các biện pháp cơ học (như bẫy kẹp, bẫy dính, …) và đánh bắt thủ công sẽ có hiệu quả hơn so với đặt bẫy bã.

Lưu ý: Phun thuốc phải đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”, phun đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích (20-30 lít/500 m2), phun vào chiều tối, sau khi phun gặp mưa dông tiến hành phun lại lần 2 để hạn chế sinh vật gây hại tái nhiễm gây hại. Khuyến cáo nông dân giữ nước trong ruộng từ khi làm đòng đến trổ chín, chỉ tháo cạn ruộng trước khi thu hoạch 7 ngày.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 270