|
|
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
| | |
|
chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong mùa Đông năm 2022 Ngày cập nhật 29/07/2022
Thực hiện Công văn số 56/NN-CN ngày 21 tháng 6 năm 2022 của Phòng NN&PTNT huyện A Lưới về việc chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong mùa Đông năm 2022.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia năm nay nắng nóng có khả năng không kéo dài như năm 2021, mưa bão dồn dập về các tháng cuối năm, không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm trong khoảng tháng 10, tháng 11 năm 2022.
Trong đợt mưa rét (cuối năm 2020 đến đầu năm 2021) đã làm chết nhiều con gia súc, nguyên nhân do thời tiết mưa, rét dài ngày kết hợp với tập quán chăn thả rong gia súc của người dân, không che chắn chuồng trại, không chủ động được nguồn thức ăn (không thực hiện trồng cỏ, không dự trữ thức ăn,…) vì vậy đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người dân, làm giảm tổng đàn gia súc trên toàn huyện. Để chăn nuôi gia súc phát triển được bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về gia súc trong mùa đông năm 2022, Ủy ban nhân dân xã A Roàng đề nghị các thôn và hộ chăn nuôi cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói, rét cho đàn vật nuôi, cụ thể:
1. Tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi gia súc ngoài tận dụng đồng cỏ tự nhiên cần trồng thêm các loại cỏ cao sản có năng suất, giá trị dinh dưỡng cao như cỏ: Voi, VA06, Ghine, Mulato,… diện tích trồng tối thiểu cho một con trâu, bò là 250 m2 cỏ, một con dê 100 m2; cần trồng thêm ngô sinh khối và các loại cây thức ăn khác để chủ động được nguồn thức ăn cho gia súc. Tận dụng các diện tích đất trống, bờ đê, bờ rào, ưu tiên diện tích đất bằng và các đồi thấp gần nhà để trồng cỏ, ngô sinh khối, ... phục vụ chăn nuôi trâu, bò, dê. Toàn huyện diện tích trồng cỏ cao sản hiện còn khoảng 11 ha chỉ đạt 3% so với yêu cầu (với số lượng tổng đàn trâu, bò, dê toàn huyện đến ngày 01/4/2022 là 16.628 con cần trồng tối thiểu 350 ha cỏ). Để đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn cho gia súc.
2. Trước mùa mưa rét, tăng cường chỉ đạo hướng dẫn người dân tu sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho đàn trâu bò dê. Đặc biệt, sau các vụ thu hoạch lúa tiến hành thu gom rơm rạ để phơi khô hoặc ủ làm thức ăn cho gia súc (trâu, bò, dê…),…
3. Chăn nuôi gia súc có quản lý gắn với chăm sóc nuôi dưỡng, không thả rong gia súc, cần chăn dắt có quản lý không để gia súc phá hoại cây trồng, hoa màu, cỏ trồng,… của các hộ gia đình khác. Có chế tài xử lý khi hộ chăn nuôi thả rong gia súc để gia súc phá hoại tài sản của người khác (Quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ).
4. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động bảo vệ đàn vật nuôi của mình bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động nguồn giống; có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường (vệ sinh tiêu độc, hệ thống xử lý chất thải,...); tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi theo quy định, tiêm tẩy ký sinh trùng cho đàn vật nuôi để nâng cao sức đề kháng.
5. Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm để phát hiện sớm, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh được phát hiện.
Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 5.005 Truy cập hiện tại 274
|
|