Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Chung nhan Tin Nhiem Mang

KẾ HOẠCH Trợ giúp người khuyết tật xã A Roàng năm 2022
Ngày cập nhật 11/05/2022

Thực hiện Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 20/4/2022 của UBND huyện về Trợ giúp người khuyết tật năm 2022, UBND xã A Roàng ban hành Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật xã A Roàng năm 2022, với các nội dung cụ thể như sau:

 

I. MỤC TIÊU  

1. Mục tiêu chung: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và toàn xã hội, quan tâm, trợ giúp người khuyết tật. Hỗ trợ để người khuyết tật được tiếp cận các chính sách trợ giúp, các dịch vụ xã hội nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiếp cận và sử dụng các dịch vụ: công nghệ thông tin và truyền thông, y tế, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo dục một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đề ra theo Kế hoạch số 299/KH-UBND ngày 30/10/2020 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phấn đấu tăng dần tỉ lệ các công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, bến xe, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

- Phấn đấu từ 5-10 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; 50% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

- 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực; 10-15 gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật:

a) Nội dung

- Tuyên truyền pháp luật về người khuyết tật và những chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch trợ giúp người khuyết tật.

- Tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4), Ngày Người khuyết tật Quốc tế (03/12).

- Nâng cao năng lực thực hiện công tác trợ giúp người khuyết tật: Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác trợ giúp người khuyết tật; Tập huấn cho gia đình có người khuyết tật về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật và tập huấn kỹ năng sống cho người khuyết tật.

b) Chủ trì thực hiện: Công chức Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Phối hợp: Hội Người khuyết tật và trẻ mồ côi xã; Các ban ngành liên quan; các thôn.

d) Thời gian thực hiện: Năm 2022.

đ) Mục đích, kết quả: Đăng ký cho gia đình người khuyết tật về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật; tập huấn các kỹ năng sống cho người khuyết tật; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về người khuyết tật; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật tại địa phương.

2. Trợ giúp y tế:

a) Nội dung

- Thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm những khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh và trẻ sơ sinh; tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật.

- Triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

b) Chủ trì thực hiện: Trạm Y Tế xã A Roàng

c) Phối hợp: Công chức Lao động - Thương binh và Xã hội, các ban ngành, đoàn thể liên quan; các thôn.

d) Thời gian thực hiện: Năm 2022

đ) Mục đích, kết quả: Có giải pháp can thiệp kịp thời phát hiện những khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh; 5-10 người khuyết tật được phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp.

3. Trợ giúp giáo dục:

a) Nội dung

- Tạo điều kiện cho người khuyết tật có khả năng và có nhu cầu được tiếp cận giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

- Vận động và tạo điều kiện để trẻ em khuyết tật còn sức khỏe, trong độ tuổi được đến trường học tập.

 - Phát hiện sớm, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, giáo dục người khuyết tật tại gia đình và cộng đồng.

- Rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về nhu cầu giáo dục đặc biệt của người khuyết tật vào phần mềm quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

b) Chủ trì thực hiện: Các trường trên địa bàn xã.

c) Phối hợp: Các ban ngành liên quan.

d) Thời gian thực hiện: Năm 2022.

đ) Mục đích, kết quả: 100% giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục trẻ khuyết tật và 100% người khuyết tật hưởng chính sách ưu đãi theo quy định.

4. Trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế:

a) Nội dung

- Rà soát, thống kê người khuyết tật và nhu cầu học nghề của người khuyết tật.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề đối với người khuyết tật linh hoạt về thời gian, địa điểm, tiến độ đào tạo phù hợp với nghề đào tạo, hình thức đào tạo thông qua các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp hoặc các tổ chức của người khuyết tật; các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động là người khuyết tật hoặc của người khuyết tật; Đào tạo nghề gắn với với giải quyết việc làm đối với người khuyết tật.

a) Chủ trì thực hiện: Công chức Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Phối hợp: Các ban ngành liên quan; các thôn; Hội Người khuyết tật và Trẻ mồ côi xã; Hội Người mù xã.

d) Thời gian thực hiện: Năm 2022

đ) Mục đích, kết quả: 5-10 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm.

5. Phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai:

a) Nội dung

- Đăng ký tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật, người khuyết tật và tổ chức của người khuyết tật trong phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai.

- Xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai bảo đảm khả năng tiếp cận đối với người khuyết tật.

- Ứng dụng công nghệ, thiết bị chuyên dụng giúp người khuyết tật nhận thông tin cảnh báo sớm để ứng phó với dịch bệnh và thiên tai.

a) Chủ trì thực hiện: Công chức Địa chính - Nông nghiệp.

b) Phối hợp: Công chức Lao động - Thương binh và Xã hội; các ban ngành liên quan; các thôn.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2022

d) Mục đích, kết quả: Đăng ký tham tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật, người khuyết tật và tổ chức của người khuyết tật trong phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai; giúp người khuyết tật nhận được thông tin cảnh báo sớm để ứng phó với dịch bệnh, thiên tai.

6. Trợ giúp tiếp cận công trình xây dựng:

a) Nội dung

- Hướng dẫn các đơn vị thiết kế, thi công xây dựng đảm bảo thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình để người khuyết tật dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

- Tăng cường công tác nghiệm thu, kiểm tra các công trình xây dựng đảm bảo người khuyết tật tiếp cận theo quy định.

- Xây dựng và triển khai chương trình hoạt động, phổ biến, kiểm tra, giám sát các quy định của Luật Người khuyết tật về miễn, giảm giá vé đối với người khuyết tật tham gia giao thông đến các doanh nghiệp, ban quản lý công trình công cộng và dịch vụ công ích, bến xe, ... đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

b) Chủ trì thực hiện: Công chức Địa chính – Môi trường – Xây dựng.

c) Phối hợp: Các ban  liên quan; các thôn.

d) Thời gian thực hiện: Năm 2022.

đ) Mục đích, kết quả: 100% công trình xây dựng được nghiệm thu các nội dung liên quan đến việc đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật; văn bản hướng dẫn việc thi công xây dựng đảm bảo thực hiện Bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về người khuyết tật tiếp cận được ban hành.

7. Trợ giúp pháp lý:

a) Nội dung

- Tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý khi thực hiện việc trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật có khó khăn về tài chính.

-  Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính thông qua các hoạt động thích hợp.

- Tăng cường thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại thôn nơi nhiều người khuyết tật có khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý; các trường học,  Hội người khuyết tật và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương.

b) Chủ trì thực hiện: Công chứ Tư pháp – Hộ tịch.

c) Phối hợp: Các ban ngành liên quan; các thôn.

d) Thời gian thực hiện: Năm 2022.

đ) Mục đích, kết quả: 100% người khuyết tật khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý được đáp ứng.

8. Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao:

a) Nội dung

- Thành lập và phát triển hệ thống câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao cho người khuyết tật.

- Tạo điều kiện cho người khuyết tật tập luyện, tham gia thi đấu thể thao.

- Đề xuất, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện miễn giảm giá dịch vụ khi người khuyết tật trực tiếp tham gia, sử dụng các dịch vụ du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn xã.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, tọa đàm, biểu diễn văn nghệ quần chúng cho người khuyết tật, đặc biệt trong dịp Ngày Quốc tế người khuyết tật (03/12), Ngày khuyết tật Việt Nam (18/4).

b) Chủ trì thực hiện: Công chức Văn hóa - Thông tin.

c) Phối hợp: Các ban ngành liên quan; các thôn.

d) Thời gian thực hiện: Năm 2022.

đ) Mục đích, kết quả: Người khuyết tật được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao do các cơ quan, đơn vị tổ chức; 100% người khuyết tật được miễn, giảm giá dịch vụ khi tham gia, sử dụng các dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí theo quy định.

9. Trợ giúp phụ nữ khuyết tật:

a) Nội dung

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với phụ nữ khuyết tật. Tổ chức lồng ghép các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, kết nối phụ nữ có nhu cầu tới các dịch vụ sẵn có nhằm hỗ trợ phụ nữ khuyết tật tiếp cận với chính sách trợ giúp xã hội.

- Lồng ghép vận động các nguồn lực hỗ trợ phụ nữ khuyết tật tại cộng đồng; xây dựng mô hình phụ nữ khuyết tật khởi nghiệp, tự lực vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập xã hội.

b) Chủ trì thực hiện: Công chức Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Phối hợp: Hội LHPNVN xã; Các ban ngành liên quan; các thôn.

d) Thời gian thực hiện: Năm 2022.

đ) Mục đích, kết quả: tham gia các lớp tập huấn được tổ chức nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác trợ giúp người khuyết tật; hỗ trợ phụ nữ khuyết tật được vay vốn để có điều kiện tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

10. Hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập và hòa nhập cộng đồng:

a) Nội dung

- Vận động nguồn lực hỗ trợ, cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật như: xe lăn, xe lắc, khung tập đi, gậy, máy trợ thính, chân giả, tay giả và các thiết bị cần thiết.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn phát hiện, sàng lọc, tư vấn sử dụng, bảo quản thiết bị trợ giúp người khuyết tật cho cán bộ trợ giúp người khuyết tật, gia đình và người khuyết tật.

b) Chủ trì thực hiện: Hội Người khuyết tật và Trẻ mồ côi xã; Hội Người mù xã;

c) Phối hợp: Công chức Lao động - Thương binh và Xã hội và các ban ngành liên quan; các thôn .

d) Thời gian thực hiện: Năm 2022.

đ) Mục đích, kết quả: 5-10 người khuyết tật được hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ trợ giúp.

 

Tiến Lâm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 286