Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Ngày cập nhật 11/05/2022

Theo Báo cáo số 382/BC-SNNPTNT ngày 23/2/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế về Công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; từ ngày 01/01/2022 đến 21/02/2022 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) không xảy ra trên địa bàn tỉnh, trong khi cả nước có 38 tỉnh, thành phố xảy ra bệnh DTLCP với số lượng 12.721 lợn mắc bệnh và 13.561 lợn chết, tiêu hủy.

Thực hiện Công văn số 505/UBND-NN ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới về việc phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Để công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thịt lợn an toàn cho người tiêu dùng. Ủy ban nhân dân xã A Roàng yêu cầu các thôn tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ sau:Theo Báo cáo số 382/BC-SNNPTNT ngày 23/2/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế về Công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; từ ngày 01/01/2022 đến 21/02/2022 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) không xảy ra trên địa bàn tỉnh, trong khi cả nước có 38 tỉnh, thành phố xảy ra bệnh DTLCP với số lượng 12.721 lợn mắc bệnh và 13.561 lợn chết, tiêu hủy.

Thực hiện Công văn số 505/UBND-NN ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới về việc phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Để công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thịt lợn an toàn cho người tiêu dùng. Ủy ban nhân dân xã A Roàng yêu cầu các thôn tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi, nhất là bệnh DTLCP; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại thôn, kịp thời phát hiện để triển khai các biện pháp phòng chống, không để dịch bệnh lây lan rộng; chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để chủ động ứng phó khi có dịch bệnh phát sinh trên địa bàn.

- Hộ chăn nuôi thực hiện việc khai báo, đăng ký chăn nuôi; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi, vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất dụng cụ chăn nuôi, khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao.

- Giám sát chặt chẽ hoạt động chăn nuôi lợn; khuyến cáo người chăn nuôi tái đàn, phát triển chăn nuôi lợn phù hợp, hiệu quả; thường xuyên kiểm tra các tuyến đường, kênh mương, các suối điểm tập kết rác thải để giám sát hiện tượng vứt xác động vật ra môi trường, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

- Tuyên truyền cho hộ dân về nguy cơ phát sinh dịch bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; yêu cầu người dân khi phát hiện các trường hợp lợn có biểu hiện bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân phải báo ngay cho UBND xã và Cán bộ thú y để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật.

 

Tiến Lâm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 289