Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Chung nhan Tin Nhiem Mang

KẾ HOẠCH Triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường
Ngày cập nhật 28/04/2022

Hiện nay, trước tình hình thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh tồn lưu trong môi trường như vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm phát triển, ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi, việc tái đàn cũng như vận chuyển động vật, sản phẩm động vật sẽ tăng cao để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi, mua bán, giết mổ, nên nguy cơ các loại dịch bệnh động vật xảy ra ở phạm vi rộng trong thời gian tới là rất lớn.

Thực hiện Kế hoạch số 2585/UBND-NN ngày 08 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới về kế hoạch triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường. Ủy ban nhân dân xã A Roàng đề nghị các thôn, các đơn vị liên quan, các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chấp hành và thực hiện tốt “Tháng tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường” với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kịp thời ngăn chặn và không để dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Tai xanh lợn, Lở mồm long móng.

- Đảm bảo cung cấp sản phẩm động vật an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng.

II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN VỆ SINH, KHỬ TRÙNG, TIÊU ĐỘC

- Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.

- Hộ gia đình có chăn nuôi động vật.

- Cơ sở ấp nở trứng gia cầm.

- Lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

- Chợ mua bán gia súc, gia cầm sống. Quầy buôn bán sản phẩm động vật.

- Khu vực chôn lấp, tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật.

- Các vùng có ổ dịch cũ và những khu vực có nguy cơ cao.

- Phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, chốt kiểm dịch động vật.

III. NỘI DUNG VỆ SINH, KHỬ TRÙNG, TIÊU ĐỘC

A. TẠI VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH

1. Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm:

1.1. Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung:

- Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi gia súc, gia cầm, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.

- Tiêu độc, phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và khu vực xung quanh mỗi tuần 01 lần.

1.2. Đối với chăn nuôi hộ gia đình:

- Hàng ngày, quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi, thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn.

- Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi và vùng phụ cận xung quanh chuồng nuôi mỗi tuần 01 lần.

- Vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ vận chuyển sau mỗi lần vận chuyển.

1.3. Đối với cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm:

- Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp, thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu huỷ.

- Phun tiêu độc, khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng.

2. Chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống và sản phẩm gia súc, gia cầm:

- Quét dọn sạch sẽ và phun thuốc khử trùng khu vực tại các quầy bán thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm vào cuối mỗi buổi chợ.

- Thường xuyên quét dọn và phun thuốc khử trùng toàn bộ khu vực buôn bán gia súc, gia cầm sống, lồng nhốt và các vật dụng liên quan vào cuối mỗi buổi chợ.

- Những quầy bán thịt phải được vệ sinh sạch sẽ trước và phun thuốc tiêu độc, khử trùng cuối buổi chợ.

- Phương tiện vận chuyển, dụng cụ vận chuyển phải được phun khử trùng khi vào, ra khỏi chợ.

- Quét dọn và xử lý chất thải rắn trong chợ bằng biện pháp chôn hoặc đốt.

3. Khu vực lò giết mổ gia súc tập trung:

- Nơi nhốt gia súc chờ giết mổ: Sau khi gia súc được đưa đi giết mổ phải thu gom rác thải để chôn hoặc đốt, sau đó phun tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực.

- Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi ra khỏi sơ sở giết mổ.

- Nơi giết mổ phải được vệ sinh tiêu độc, khử trùng sau mỗi ca sản xuất.

- Phát quang cây cỏ xung quanh khu vực lò giết mổ, khơi thông cống rãnh, thu gom chất thải rắn để xử lý.

- Định kỳ thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực lò giết mổ.

4. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm:

Thường xuyên vệ sinh, quét dọn, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải để xử lý và phun tiêu độc, khử trùng mỗi tuần 01 lần.

5. Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị thu giữ:

- Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị bắt giữ.

- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực nhốt, giữ động vật ngay sau mỗi đợt tiêu hủy. Phân và rác thải phải được xử lý chôn hoặc đốt.

6. Khu vực chôn lấp, xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, nơi thu gom, xử lý chất thải động vật:

Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực và vùng phụ cận mỗi tuần một lần.

7. Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật:

Vệ sinh cơ giới sạch sẽ và phun tiêu độc khử trùng trước và sau mỗi lần vận chuyển.

B. TẠI VÙNG DỊCH VÀ BỊ DỊCH UY HIẾP (trong phạm vi 03 km xung quanh ổ dịch)

Thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng liên tục 01 lần/ngày trong vòng 01 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2 - 3 tuần tiếp theo.

Tăng cường sử dụng vôi bột để sát trùng bề mặt chuồng trại có dịch, lối ra vào ổ dịch, hố chôn hủy, khu vực xử lý chất thải rắn…

C. TẠI VÙNG ĐỆM (trong phạm vi 10 km xung quanh ổ dịch)

Thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng với tần suất 01 lần/tuần liên tục trong vòng 01 tháng kể từ khi có ổ dịch.

IV. NGUYÊN TẮC, CÁCH THỨC TIẾN HÀNH VỆ SINH, TIÊU ĐỘC, KHỬ TRÙNG

- Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp.

- Trước khi phun hóa chất sát trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng, tiêu độc bằng biện pháp cơ học như: thu gom chất thải, quét dọn, lau chùi, cọ rửa sạch sẽ.

- Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.

- Những hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung có số lượng lớn, cơ sở ấp trứng gia cầm tự lo vật tư, kinh phí tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan Thú y.

- Các thôn tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, các chợ buôn bán động vật sống ở thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, …

- Hoá chất tiêu độc, khử trùng được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp cho xã theo chỉ tiêu phân bổ tại Công văn số 259/UBND-NN ngày 15 tháng 3 năm 2022 của UBND huyện A Lưới về việc tiếp nhận và phân bổ hóa chất khử trùng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022; cách tiến hành như đã áp dụng trong các lần vệ sinh tiêu độc, khử trùng trước đây và hướng dẫn của nhà sản xuất.

V. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN TIÊU ĐỘC

- Thời gian thực hiện: Từ ngày 26 đến 29 tháng 4 năm 2022:

STT

Thôn

Thời gian thực hiện

Thành phần thực hiện phun thuốc

1

A Chi-Hương Sơn

Sáng thứ 3

Ngày 26/4/2022

- Phía UBND xã: 3 người.

- Phía thôn: 3 Người.

2

A Ka

Chiều thứ 3

Ngày 26/4/2022

- Phía UBND xã: 3 người.

- Phía thôn: 3 Người.

3

Ka Lô

Sáng thứ 4

Ngày 27/4/2022

- Phía UBND xã: 3 người.

- Phía thôn: 3 Người.

4

A Roàng 1

Chiều thứ 4

Ngày 27/4/2022

- Phía UBND xã: 3 người.

- Phía thôn: 3 Người.

5

A Roàng 2

Sáng thứ 5

Ngày 28/4/2022

- Phía UBND xã: 3 người.

- Phía thôn: 3 Người.

6

Ka Rôông-A Ho

Chiều thứ 5

Ngày 28/4/2022

- Phía UBND xã: 3 người.

- Phía thôn: 3 Người.

7

A Min-C9

Sáng thứ 4

Ngày 29/4/2022

- Phía UBND xã: 3 người.

- Phía thôn: 3 Người.

- Kinh phí phun tiêu độc, khử trùng: Ngân sách chống dịch hàng năm để thực hiện.

* Lưu ý:

- Các thôn chọn 3 người tham gia phun thuốc (Bao gồm cả Trưởng thôn của các thôn).

- Tiền công phun 500 đồng/m2 chuồng nuôi (hộ gia đình đóng).

 

Tiến Lâm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 301