Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Chung nhan Tin Nhiem Mang

KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2023
Ngày cập nhật 10/02/2023

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 353/KH-UBND ngày 29/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 14-NQ/HU ngày 13/12/2022 của Huyện ủy A Lưới về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;

Căn cứ Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2023.

Ủy ban nhân dân xã A Roàng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2023 với các nội dung sau:

 

I. CHỈ TIÊU 
Nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt các Chương trình, dự án, đề án, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu năm 2023 như:
- Xã đạt 13 /19 tiêu chí đạt nông thôn mới;
- Xây dựng 02 thôn đạt Nông thôn mới theo Bộ tiêu chí thôn bản thuộc xã ĐBKK xây dựng Nông thôn mới (thôn A Roàng 1 và A Roàng 2); 
- 02 vườn mẫu; 
- Có 01 sản phẩm OCOP trở lên; 
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 40,92%;
- Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh trên 90%, trong đó: nước sạch 60%.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.
2. Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới:
- Tiếp tục tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia, nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm của người dân; tập trung làm rõ và cụ thể hóa khẩu hiệu hành động: “Thống nhất - Tự giác - Hợp tác - Phát triển”, gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, với trọng tâm: “Phát triển sản xuất là gốc, nâng cao đời sống cho dân làm mục tiêu, lợi ích mang lại cho dân là động lực”; tích cực mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nông dân, nhằm đạt mục tiêu yêu cầu đề ra.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả hưởng ứng Đề án “Ngày chủ nhật xanh”, xây dựng tuyến đường “sáng - xanh - sạch - đẹp”.
- Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng mô hình có hiệu quả.
3. Tăng cường công tác tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để thoát nghèo bền vững.
4. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội khác.
5. Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo chung như tín dụng ưu đãi; dạy nghề, tạo việc làm; hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; hỗ trợ về y tế; hỗ trợ về nhà ở; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin và các chính sách an sinh xã hội khác... theo quy định.
6. Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các dự án thành phần thuộc Chương trình được ngân sách Trung ương bố trí vốn theo tiêu chí đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các thôn khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.
7. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.
9. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện Chương trình, phát huy quyền giám sát của người dân ở các vùng hưởng lợi chương trình, dự án.
10. Tập trung chỉ đạo, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị và chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP), nâng cao thu nhập và giảm nghèo; tiếp tục tập trung làm tốt công tác giảm nghèo theo hướng tiếp cận mới, đa chiều (thu nhập, nhà ở, hưởng thụ giáo dục, y tế,...), chú trọng nhất là các thôn và hộ gia đình đặc biệt khó khăn.
11. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở nông thôn; chú trọng đào tạo theo các đề án, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn có hiệu quả; khuyến khích doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động ở địa bàn nông thôn.
III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án của từ cấp trên và địa phương như: Nguồn trực tiếp của Chương trình nông thôn mới, nguồn đầu tư công trung hạn, Chương trình Giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức hợp pháp khác và nguồn vốn từ nhân dân. Bảo đảm khả năng cân đối nguồn đối ứng huy động của địa phương. Cần chú trọng đầu tư cho các công trình có tính cấp thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của người dân. 
1. Vốn đầu tư phát triển: Theo phân bổ chỉ tiêu của cấp huyện.
2. Vốn sự nghiệp: Theo phân bổ chỉ tiêu của cấp huyện.
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 169